LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM XE TẢI.
Không
giống như các loại xe hơi, thường được chế tạo
với một thân duy nhất, đa số xe tải (trừ xe kiểu minivan) được thiết kế xung quanh một khung cứng (chassis). Các
xe tải có nhiều kích cỡ, từ kiểu nhỏ như xe hơi gọi là xe bán tải (pickup truck) cho tới những loại xe tải dùng ở các khu mỏ (không chạy trên
đường quy ước) hay các loại xe móc chạy trên đường cao tốc.
Isuzu cũng dựa trên nền tảng này để phát triển dòng xe tải thương mại mạnh mẽ như hiện nay; Với doanh số bán ra đứng thứ 2 trên toàn Lãnh thổ Việt Nam, Isuzu Việt Nam phấn đấu sẽ chiếm thị phần số 1 trong thời gian tới năm 2022.
Hotline: 0909 13 46 92
Isuzu cũng dựa trên nền tảng này để phát triển dòng xe tải thương mại mạnh mẽ như hiện nay; Với doanh số bán ra đứng thứ 2 trên toàn Lãnh thổ Việt Nam, Isuzu Việt Nam phấn đấu sẽ chiếm thị phần số 1 trong thời gian tới năm 2022.
Tham
khảo qua:
Hotline: 0909 13 46 92
Lịch sử
Xe tải
chạy bằng hơi nước
Xe
tải và xe hơi đều có một tổ tiên chung: chiếc "fardier" chạy bằng hơi
nước do Nicolas-Joseph Cugnot chế tạo năm 1769. Tuy nhiên, các xe tải chạy bằng hơi nước
rất phổ biến cho tới tận giữa thập niên 1800. Thời ấy đường sá chỉ được xây dựng cho ngựa và xe ngựa, khiến cho những xe tải
đó ít có tính hữu dụng, thường chỉ chạy những đoạn đường ngắn từ nhà máy
tới ga xe lửa gần nhất. Chiếc xe kéo móc đầu tiên xuất hiện năm 1881, được kéo bởi một máy hơi nước tên
là De Dion. Các xe tải hơi nước đã được bán ở Pháp và Hoa Kỳ cho tới tận
trước Thế chiến thứ nhất, và tại Vương quốc Anh cho đến đầu Thế chiến thứ hai.
Động cơ
đốt trong
Năm 1895, Karl Benz thiết kế chiếc xe
tải đầu tiên trong lịch sử dụng động cơ đốt trong, một số chiếc sau đó được chuyển đổi bởi công ty xe buýt đầu tiên: Netphener. Một xe tải dùng động cơ đốt trong khác được chế tạo năm 1898 bởi Gottlieb Daimler. Những hãng khác
như Peugeot và Renault cũng chế tạo những
chiếc xe của riêng họ. Thời ấy xe tải đa số dùng các động cơ hai xi lanh và có thể chở 1500 đến 2000 kg. Năm 1904, 700 chiếc xe tải hạng nặng đã được chế
tạo tại Hoa Kỳ; 1000 vào năm 1907, 6000 vào năm 1910 và 25000 vào năm 1914.
Daimler-Lastwagen,
1896
Một xe
tải của Benz được Netphener company (1895) chuyển đổi thành chiếc xe buýt đầu
tiên
Sau
Thế chiến thứ hai, nhiều cải tiến đã được ứng dụng: lốp xe dùng không khí thay lốp cao su đặc, khởi động điện, phanh máy, động cơ 6 xi lanh, buồng lái kín, đèn điện. Chiếc xe kéo móc hiện đại đầu tiên cũng đã xuất hiện. Những nhà sản xuất xe
hơi du lịch như Ford và Renault cũng
đặt chân vào thị trường xe tải.
Động cơ
Diesel
Dù
đã được phát minh ra năm 1890, động cơ Diesel vẫn không được áp dụng nhiều vào xe tải tại châu Âu cho
tới tận thập niên 1920. Ở Hoa Kỳ, khoảng thời gian để động cơ Diesel được chấp nhận
còn kéo dài hơn: các động cơ dùng xăng vẫn được dùng cho
các xe tải nặng trong thập niên 1970, trong khi ở châu Âu chúng đã được thay thế hoàn toàn từ 20 năm
trước.
Những vấn
đề pháp luật
Xe
tải thường phải trả thuế cao hơn các loại xe khác chạy trên đường, và là đối
tượng phải chịu nhiều quản lý chặt chẽ hơn. Những yếu tố liên quan tới điều
này: xe tải lớn hơn và nặng hơn đa số các loại xe khác, và chiếm nhiều diện
tích đường cũng như gây hư hỏng đường nhiều hơn; và các xe tải với tài xế của
chúng ở trên đường với thời gian nhiều hơn. Các xe tải của UPS được gọi là package car ở
Hoa Kỳ vì chúng được loại trừ khỏi một số loại thuế. Các quy định về thuế khác
biệt tùy theo vùng tài phán.
Đa
số các vùng tài phán có những quy định đối với các phương tiện thương mại, quy
định tài xế làm việc bao nhiêu giờ, bao nhiêu giờ nghỉ và ngủ tối thiểu (ví dụ,
11 giờ làm/10 giờ nghỉ, và 60 giờ nghỉ trên 7 ngày), và nhiều quy định khác.
Những hành vi vi phạm thường bị phạt nặng. Các dụng cụ kiểm soát thời gian làm
việc của tài xế thường được lắp đặt đầy đủ.
Các
xe tải cũng là đối tượng yêu cầu hạn chế tiếng ồn (bắt đầu từ Luật kiểm soát tiếng ồn của Hoa Kỳ) để bảo
vệ mọi người khỏi những ảnh hưởng tới sức khỏe
của tiếng ồn, bởi vì các xe tải góp phần rất lớn vào tiếng ồn trên đường vì
trọng lượng lớn và số lốp nhiều cũng như các tính năng khí động học gây tiếng
ồn của chúng.
Luật Cầu (Bridge Law) quy định quan hệ giữa tổng trọng lượng
của xe và số lượng trục và khoảng cách giữa các trục trước và sau của xe. Mỗi
nước xác định trọng lượng cho phép trên mỗi trục riêng.
Các kiểu xe tải theo kích cỡ
Xe tải
hạng nhẹ
Xe
tải hạng nhẹ là những xe cỡ thường (tại Hoa Kỳ không lớn hơn 6.300 kg, hay
13.000 lb) và thường được sử dụng bởi các cá nhân cũng như các thực thể
kinh tế. Chúng gồm:
Các xe
tải cỡ trung
Xe tải hạng trung lớn hơn xe
tải hạng nhẹ nhưng nhỏ hơn xe hạng nặng. Ở Hoa Kỳ, chúng được xác định với khối
lượng trong khoảng giữa 6.300 kg (13.000 lb) và 15.000 kg
(33.000 lb).
Đối
với Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, ngưỡng giới hạn là 7,5
tấn. Những xe tải chạy đường ngắn và phục vụ dịch vụ công cộng (dump truck, xe rác) thường ở khoảng kích thước này.
Các xe
tải hạng nặng
Ba xe tải
tàu hoả, West Australia
Xe
tải hạng nặng là những xe tải lớn nhất được phép chạy trên đường. Đa số chúng
dùng cho vận tải đường dài, thường là kiểu xe kéo móc.
Tốc
độ hư hại đường sá tăng nhanh chóng cùng với tải trọng trục (trọng lượng xe tải
được phân bố trên số lượng trục). Ở các quốc gia có chất lượng đường tốt một xe
tải sáu trục được cho phép có trọng lượng tối đa 40 tấn.
Các xe
tải không chạy trên các loại đường thông thường
Những
chiếc xe tải chạy trên xa lộ thỉnh thoảng cũng được trang bị các tính năng chạy
trên đường phi tiểu chuẩn như trục lái trước (front driving axle) và một
số lốp đặc biệt dùng cho khai
thác gỗ và xây dựng. Những xe tải không bao
giờ chạy trên đường công cộng, như chiếc xe tải khai thác mỏ cực lớn Liebherr T 282B, những xe loại này không bị giới hạn trọng lượng.
Xe tải giải phẫu[
Tất
cả các xe tải đều được chế tạo dựa trên những đặc tính chung: chúng có
một chassis, một cabin, các trục, hệ thống treo và các bánh xe, một động cơ và một hệ thống lái. Các hệ thống khí nén, thủy
lực, nước, và điện cũng có thể tiêu
chuẩn hóa.
Chassis
Chassis
hay khung của một xe tải thường được chế tạo bởi hai xà, và nhiều thanh ngang (crossmembers)
cùng với thanh nối (fishplate). Chassis một xe tải gồm hai thanh xà thẳng,
song song, hình chữ U, hay trong một số trường hợp hình bậc hay hình nêm, chúng
được nối với nhau bởi các thanh ngang. Trong đa số trường hợp, các thanh nối có
tác dụng liên kết thanh ngang với thanh xà. Thanh nối thường được lấy từ các
đường ray xe lửa cũ. Chiều dài thanh xà khác nhau
tùy loại xe. Chassis thường được làm bằng thép, nhưng cũng có thể làm
bằng (một phần hay toàn bộ) nhôm để có trọng lượng
nhẹ hơn. Thành phần hóa học (carbon, molypđen, vân vân.) và kết cấu của các thanh xà đóng vai trò cực kỳ quan
trọng trong sức bền của nó và ngăn cản các thanh xà không bị nứt hay rời ra,
giữ cho khung có tính dẻo và tính cứng. Không nên hàn, khoan cũng như tiến hành
các sửa đổi không cần thiết đối với chassis. Chassis là cơ cấu chính của xe
tải, và những phần khác của xe được lắp trên đó. Ở đầu và cuối chassis có thể
có lắp móc kéo xe.
Ca bin
Cabin là một không gian kín nơi tài xế ngồi điều khiển.
Một buồng ngủ là một ngăn kín bên trong cabin nơi tài xế có
thể nghỉ ngơi khi không làm việc. Nó có thể có kích thước nhỏ 2 đến 4 foot (0.6
đến 1.2 m) hay lớn tới 12 foot (3.7 m) phòng ngủ lắp bánh xe. Các
cabin hiện đại có điều hòa không khí, một hệ thống âm thanh tốt, ghế ngồi thích hợp với người lái (thường được treo
bằng không khí). Có thể có một số kiểu ca bin:
·
cabin trên động cơ (COE)
hay mũi bằng, người lái ngồi ngay trên trục trước và động cơ. Kiểu thiết
kế này thường thấy ở Châu Âu, nơi tổng chiều
dài xe tải thường bị hạn chế. Trước kia chúng cũng là kiểu thường
thấy ở Mỹ, nhưng từ đầu thập kỷ 1980 khi
hạn chế chiều
dài xe được nới lỏng nó dần mất đi ưu thế. Để sửa chữa hay bảo
dưỡng động cơ, toàn bộ cabin sẽ được lật nghiêng ra phía trước, khiến kiểu thiết
kế này còn được gọi là cabin nghiêng.
Một xe
tải chở bê tông.
·
ca bin quy ước là kiểu phổ thông nhất ở Bắc Mỹ.
Tài xế ngồi phía sau động cơ, giống như ở hầu hết các kiểu xe hơi và xe pickup
khác. Các kiểu quy ước còn được phân chia nhỏ thành loại xe lớn và các thiết kế
khí động học. Một xe lớn hay mũi dài là một xe tải quy ước với
một mui dài—6 đến 8 foot (1.8 đến 2.4 m) hay dài hơn&mdash. Vì hình dạng của
nó rất gần hình vuông, các xe tải đó có diện cản gió lớn và có thể tốn nhiên liệu
hơn. Tầm nhìn của nó cũng kém hơn so với các đối thủ kiểu khí động học hay COE.
Trái lại, các cabin khí động học có hình dạng khí động học rất
hợp lý, với mui nghiêng và các đặc tính khác giúp hạn chế cản gió. Đa số người
sử dụng đều thích kiểu thiết kế quy ước mui vuông, vì hình dáng hùng dũng của
nó.
·
cũng có các kiểu thiết kế cabin bên cạnh động cơ, nhưng hiếm
hơn.
·
những từ tiếng lóng
o "Tiltin'
Hilton":Cabin trên động cơ với giường ngủ.
o "Aardvark":
Thiết kế quy ước khí động học.
Động cơ
Xe
tải có thể sử dụng mọi kiểu động cơ. Những xe tải nhỏ như SUV hay bán tải và thậm chí xe tải hạng trung ở Bắc Mỹ sử dụng động
cơ xăng. Những xe tải hạng lớn
hơn dùng động cơ turbin diesel bốn thì làm lạnh trung gian, dù vẫn có những kiểu
khác. Những xe tải siêu lớn không chạy trên đường dùng các động cơ tàu hỏa như
động cơ hai thì V12 Detroit Diesel.
Ở
Hoa Kỳ, các xe tải chạy trên đường cao tốc hầu như luôn dùng động cơ của một
hãng thứ ba, ví dụ như của CAT, Cummins, hay Detroit Diesel. Ngoại trừ duy nhất là các Volvo Trucks và Mack Trucks, chúng dùng các động cơ diesel của Volvo và Mack, và Freightliner, là một chi nhánh của DaimlerChrysler và dùng cả động
cơ Mercedes-Benz và Detroit Diesel.
Xe tải
kiểu tàu hoả
Các
xe tải nhỏ có cơ cấu truyền động tương tự hầu hết
các loại xe
hơi khác
với hoặc một hệ thống truyền động tự động hay một hệ thống truyền động thủ công
với thiết bịđồng bộ. Các loại xe tải lớn hơn thường sử dụng truyền động thủ công
không có thiết bị đồng bộ với trọng lượng nhẹ hơn dù một số cơ cấu truyền động
đồng bộ đã được áp dụng vào xe tải nặng. Truyền động không đồng bộ đòi hỏi thao
tác hai lần mỗi khi chuyển số có thể gây ra tổn thương do vận động lặp lại. Các
tiêu chuẩn chung ở Bắc Mỹ gồm có truyền động tự động và truyền động bán tự động 10, 13 và 18 tốc
độ đối với các xe tải nặng và các tiêu chuẩn này ngày càng phổ biến, vì những
ưu thế cả trong truyền động và sức mạnh động cơ.
Khuynh
hướng ở châu Âu là ngày càng có nhiều xe tải mới áp dụng truyền động tự động. Điều này một phần có
thể do những vụ kiện tụng của các tài xế cho rằng việc lái xe truyền động thủ công gây hại cho đầu gối
của họ.
Chất lượng và bán hàng
Số
lượng xuất xưởng của các nhà sản xuất xe tải hạng nặng nói chung tăng lên, tuy
nhiên những chuyên gia bên trong ngành công nghiệp này cho rằng họ còn cả một
chặng đường dài phía trước để đạt tới các tiêu chuẩn chất lượng mà các nhà sản
xuất xe
hơi nói
chung đã đạt được. Một phần trong số các nguyên nhân là 75% tổng số xe tải được
chế tạo theo yêu cầu khách hàng. Việc này ngăn cản những nỗ lực tối ưu hóa hình
dạng và tự động hóa dây chuyền lắp ráp.
Thị
trường xe tải nặng trên thế giới
(các
nhà sản xuất chính xếp hạng theo doanh số bán năm 2003)
·
DaimlerChrysler Commercial Vehicles
·
Volvo Global Trucks
·
Mack Trucks
Công
ty nắm thị phần lớn nhất thế giới là DaimlerChrysler, với phân nhánh xe thương
mại Mercedes-Benz của họ chiếm tới 22% thị phần thế giới. Các xe thương mại của
Mercedes-Benz như Freightliner, Mercedes-Benz, Setra, Sterling (Ford Trucks
cũ), Western Star, Mitsubishi Fuso Truck và Bus (43%; Nhật Bản), và Hyundai
Trucks (50%; Hàn Quốc), bán 200.000 đến 250.000 chiếc trên khắp thế giới trong
năm qua. [1]
Hoa Kỳ
Các
công ty có đội xe nhỏ, chuyên vận tải, và những nhà điều hành tư nhân thường có
xu hướng ưa chuộng Mack hay Peterbilt và các sản phẩm của Kenworth. Các công ty
lớn và các tổ chức công cộng thì chuộng loại có giá rẻ hơn như Freightliner, Navistar, và các sản phẩm của Ford. Cũng có những sở thích tùy
theo từng vùng của các tài xế xe tải tại Hoa Kỳ.
Ở Bờ biển phía đông, nơi đường sá nói chung
là ngắn hơn, và bởi vì các xe tải được sản xuất tại đó, nhiều tài xế thích xe
tải Mack. Trong khi ở Bờ biển phía Tây, các tài xế ưa chuộng Peterbilt, Kenworth, và Freightliner.
White đã xây dựng một nhà máy mới tại California đầu thập
niên 1960, cùng với công ty xe
tải lớn Consolidated Freightways. Công ty đó trở thành
White-Freightliner, và sau đó rút gọn còn Freightliner, cung cấp trực tiếp xe
tải cho các hãng điều hành có nhu cầu về loại xe có cabin và khung nhôm nhẹ hơn, tầm hoạt
động trực tiếp lớn hơn mà không cần dừng giữa chừng. Các tài xế thường quan tâm
tới vấn đề an toàn hơn là tiết kiệm nhiên liệu, vì thế họ thích loại xe nặng
của Peterbilts và Kenworths. Kenworth và Peterbilt, vốn đã chế tạo các xe tải
nặng cho công nghiệp khai thác gỗ, các sản phẩm lâm nghiệp, chở thép cho các
xưởng đóng tàu ở Bờ biển phía đông, dự đoán nhu cầu loại xe tải nhẹ hơn với tầm
hoạt động xa hơn sẽ tăng trong tương lai.
Châu Âu
Iveco,
MAN AG, Mercedes-Benz Trucks, PACCAR (DAF Trucks, Leyland Trucks), Scania AB, và Volvo Trucks (không nên nhầm lẫn với Volvo Personvagnar, hiện thuộc
Ford Motor Company), chúng là những nhà sản xuất xe tải hàng đầu ở Tây Âu. Ở Đông Âu, Škoda, Tatra, Zastava và GAZ là những mác xe thông dụng, bởi vì chúng từng là những
thương hiệu của vùng thuộc quyền kiểm soát Xô viết.
Châu Á[
Các
nhà sản xuất xe tải hàng đầu
·
Hyundai-Kia (Hàn Quốc)
·
Yuejin Motors (Vọt Tiến - Trung Quốc)
·
Daewoo, bây giờ là Tata-Daewoo (Hàn Quốc - Ấn Độ)
·
Dong Feng (Đông Phong) (Trung Quốc)
·
Mitsubishi (Nhật Bản)
·
Tata Motors (Ấn Độ, trước kia gọi là Telco)
·
Hino (Nhật Bản)(liên doanh với Scania và Renault)
·
Isuzu (Nhật Bản)
·
Iveco (Italia, nhưng có các cơ sở tại châu Á)
·
Nissan Diesel (Nhật Bản)
Nam Mỹ
Những
đăng ký xe tải nặng tại Nam Mỹ (2002; % giảm theo nhà sản xuất):
·
DaimlerChrysler
·
Scania
Công nghệ xe tải thời sơ khai. Động cơ hơi nước đầu tiên tại Anh Quốc
Trả lờiXóa